Rượu tam giác mạch – Thức uống đặc sắc vùng Hà Giang

Rượu tam giác mạch từ hoa tam giác mạch, từ lâu đã trở thành đặc trưng độc đáo của vùng núi cao Tây Bắc với màu trắng phơn phớt hồng rất đẹp. Người ta sử dụng phần thân, lá để làm rau ăn hàng ngày còn phần hạt thì mang đi chưng cất để làm rượu Tam giác mạch. Hãy cùng nhãn rượu Zuji tìm hiểu kỹ hơn về loại rượu này nhé!

Nguồn gốc, xuất xứ của rượu Tam giác mạch

Rượu tam giác mạch cũng là sản phẩm đặc trưng của huyện Đồng Văn cũng như cả tỉnh Hà Giang. Du khách đổ về tỉnh Hà Giang xa xôi phía bắc Việt Nam vào cuối mùa thu để chiêm ngưỡng, chụp ảnh với những cánh đồng hoa tam giác mạch và thưởng thức rượu được chế biến từ loại hoa này. 

Cánh đồng tam giác mạch
Cánh đồng tam giác mạch

Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi.

Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.

Vào cuối tháng 9 hàng năm, những bông hoa trắng dần dần xuất hiện. Cuối tháng 10 đầu tháng 11, hoa chuyển sang màu hồng. Đến cuối tháng 12, chúng chuyển sang màu đỏ đậm đầy quyến rũ và kết hạt.

Hương vị độc đáo làm nên rượu Tam giác mạch

Rượu hoa tam giác mạch có hương vị đặc trưng của hạt tam giác mạch, mang lại cảm giác phơi phới, dễ chịu và thơm ngon. Rượu có hương vị đặc trưng của hạt tam giác mạch, phảng phất hương ngô nếp nương cùng mùi men làm từ lá cây rừng. Đặc biệt, rượu này có cảm giác cay nồng nhưng cũng vô cùng hấp dẫn.

rượu tam giác mạch
rượu tam giác mạch

Rượu tam giác mạch không có công thức nhất định mà được chưng cất bởi bí quyết gia truyền, mỗi một gia đình sẽ cho ra một loại rượu có hương vị riêng bởi chỉ những nhà nấu rượu mới biết cách làm men rượu ngon, biết cách trộn men rượu, lên men rượu.

Hướng dẫn cách nấu rượu Tam giác mạch

chưng cất rượu mạch
chưng cất rượu mạch

1.Chuẩn bị hạt mạch, ngô nếp để ủ men rượu

Không giống như rượu ngô, rượu nếp, rượu tam giác mạch là rượu sử dụng 2 nguyên liệu là hạt mạch và ngô kết hợp theo tỉ lệ 1 mạch : 2 ngô để hương vị rượu đậm đà, năng suất cao mà vẫn có mùi hương của tam giác mạch. Cây tạm giác mạch thu hoạch về, lấy hạt phơi khô.

Khi hạt khô thì cho vào Tủ cơm công nghiệp, đồ lên như xôi. Tương tự như vậy, ngô được cán vỡ nhỏ, nấu trong tủ nấu cơm cho chín dẻo thì đổ ra bàn tãi cơm. Với tủ cơm điện 50kg có 12 khay thì 4 khay nấu hạt tam giác mạch, 8 khay còn lại nấu ngô.

2.  Lên men rượu bằng men lá truyền thống

Sau khi ngô và hạt mạch chỉ còn âm ấm thì trộn với men lá truyền thống, trộn đều cho men ngấm vào từng hạt ngô, hạt mạch. Tiếp đến cho vào chum, đậy kín và ủ trong khoảng 15 ngày. Nên chọn men lá ở các cơ sở có uy tín, men ngon là men có màu trắng ngà, bề mặt có lỗ, rỗ và có mùi thơm của cây lá rừng.

3. Cất rượu

Để nấu rượu ngon, ngoài công đoạn lên men thì bước cất rượu cũng rất quan trọng. Rượu cất sớm gây lãng phí nguyên liệu men và công sức ủ men, cất rượu muộn thì sẽ bị nhạt rượu, độ rượu giảm. Cùng với đó là phải giữ lửa cho đều, không quá to không quả lớn sẽ bị trào, sục sôi.

4. Chiết rót, đóng chai rượu tam giác mạch

Rượu tam giác mạch hơi cay, hơi nồng và nhẹ hơn rượu ngô, rượu gạo, rất dễ uống. Rượu nấu xong được ủ trong chum ít nhất 6 tháng để có vị ngon nhất, giảm bớt độ nồng sốc cũng như các độc tố có trong rượu. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *